Hướng dẫn cách sử dụng bộ lưu điện cho máy tính

Hiện nay, nhu cầu sử dụng nguồn điện tăng cao dẫn đến tình trạng nguồn điện không ổn định, chập chờn làm hư hỏng các thiết bị điện tử đặc biệt là hệ thống máy tính gây ảnh hưởng đến quá trình học tập và làm việc. Sử dụng bộ lưu điện cho máy tính là một giải pháp có thể khắc phục vấn đề trên.

Bộ lưu điện dùng cho máy tính
Bộ lưu điện dùng cho máy tính

Vì sao cần sử dụng bộ lưu điện cho máy tính?

Nguồn điện chập chờn hoặc mất điện ảnh hưởng đến các hoạt động của hệ thống máy tính, gây mất dữ liệu, ảnh hưởng đến tốc độ làm việc và tuổi thọ của máy tính. Nắm bắt được những vấn đề đó, bộ lưu điện ra đời nhằm khắc phục và giải quyết những vấn đề trên.

Bộ lưu điện có tên tiếng Anh là Uninterruptible Power Supply và được biết tắt là bộ lưu điện UPS có chức năng là cung cấp nguồn điện với công suất thiết kế đối với các thiết bị điện tử. Bộ lưu điện thường được sử dụng cho máy tính.

Máy tính là thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về nguồn điện, luôn phải đảm bảo nguồn điện ổn định, nếu thường xuyên bị ngắt mạch đột ngột, các mạch điện tử máy tính bị tổn hại, dẫn đến hư hỏng. Ngoài ra, khi sự cố mất điện, hay nguồn điện chập chờn thường dẫn đến việc máy tính bị tắt đột ngột, mất dữ liệu do không lưu lại kịp thời.

Bộ lưu điện cung cấp nguồn điện liên tục, với thời gian chuyển mạch rất nhỏ vào khoảng 10ms, đối với một số bộ lưu điện hiện đại có thời gian chuyển mạch bằng 0, đảm bảo thiết bị hoạt động liên tục mà không bị gián đoạn, ngắt quãng khi gặp các sự cố về nguồn điện. Bộ lưu điện còn thực hiện các chức năng khác như: ổn áp, ổn tần tự động, chống xung lọc nhiều,….

Cách lắp đặt bộ lưu điện cho máy tính

Tháo, lắp kiểm tra bộ lưu điện

Mô hình lắp đặt bộ lưu điện cho máy tính
Bộ lưu điện UPS APC

Trong quá trình vận chuyển, có thể xảy ra va đập, trầy xước ảnh hưởng đến bộ lưu điện. Vì vậy, cần kiểm tra cẩn thận trước khi lắp đặt. Bộ lưu điện tương đối nặng nên khi tháo lắp, kiểm tra nên thao tác nhẹ nhàng, cẩn thận. Tiến hành kiểm tra các bộ phận của bộ lưu điện, các thông tin, giấy tờ bảo hành, dây cắm đi kèm. Sau khi kiểm tra, tiến hành lắp đặt bộ lưu điện theo các yêu cầu sau:

– Lựa chọn vị trí thông thoáng, không bị che chắn, khoảng cách từ bộ lưu điện đến các thiết bị khác khoảng 40cm.

– Không đặt bộ lưu điện gần các vật dễ cháy nổ, những nơi ẩm thấp hoặc chứa chất hóa học, chất bào mòn,..

– Đảm bảo nhiệt độ xung quanh bộ lưu điện được duy trì từ 0 đến 40 độ C

– Bộ lưu điện được đặt gần các ổ cắm điện, thuận tiện cho việc tháo, lắp dây cắm nguồn.

– Không che chắn hoặc đặt bộ lưu điện lên các tấm thảm, vì như vậy có thể làm hạn chế quá trình tản nhiệt.

– Nên tắt bộ lưu điện sau khi sử dụng xong hoặc vào cuối ngày.

Cách sử dụng bộ lưu điện cho máy tính

Bật nguồn bộ lưu điện

– Sau khi kết nối nguồn điện, bộ điện lưu được chuyển về chế độ pass by bởi phần mềm WinPower. Đối với các dòng model từ 6KVA trở lên chế độ pass by tự khởi động.

– Ấn giữ nút Power on trong khoảng 3s để khởi động bộ lưu điện.

– Sau khi khởi động, hệ thống đèn báo trạng thái hiển thị và kiểm tra theo thứ tự từ 1 đến 6. Sau đó, các đèn này lần lượt tắt đi. Đèn báo nguồn điện cho thấy bộ điện lưu hoạt động bình thường, đối với trường hợp nguồn điện không ổn định, hệ thống bộ điện lưu sử dụng nguồn điện là bình ắc quy.

– Đối với lần sử dụng đầu tiên, cần sạc đầy bộ lưu điện từ 8 đến 16 tiếng theo yêu cầu của nhà sản xuất.

Tắt nguồn bộ  lưu điện

– Tắt nguồn các máy móc, thiết bị sử dụng nguồn điện của bộ điện lưu trước.

– Sau đó, nhấn giữ nút Power off của bộ điện lưu trong khoảng 3s.

– Hệ thống đèn báo bộ điện lưu kiểm tra bằng cách chiếu sáng từ vị trí từ 1 đến 6 sau đó tắt hẳn. Đèn báo nguồn của bộ lưu điện tắt, ở đầu ra không còn nguồn điện, ngắt cầu dao điện.

– Nên thực hiện quy trình đúng trình tự: Tắt các thiết bị ngoại vi nối với độ lưu điện sau đó, tắt bộ điện lưu cuối cùng là tắt cầu giao điện.

– Bộ điện lưu có thời gian sử dụng ngắn, vì vậy khi gặp các vấn đề sự cố về nguồn điện, bạn nên lưu dữ liệu và tắt máy đúng cách.

– Đối với những bộ điện lưu lâu không sử dụng, khoảng hơn 3 tháng, nên lưu kho. Nếu muốn sử dụng lại cần nạp (sạc) bộ lưu điện trong khoảng từ 8 đến 16 tiếng.

Cách chọn bộ lưu điện thích hợp cho máy tính

Các bộ lưu điện thường gặp
Các bộ lưu điện thường gặp

Để chọn một bộ lưu điện phù hợp cho máy tính của bạn cần chú ý đến 3 tiêu chí sau:

– Dựa trên công suất thiết kế của máy tính: chọn những bộ lưu điện có công suất bằng hoặc lớn hơn công suất của máy tính. Để bộ lưu điện có thể cung cấp đủ nguồn điện khi nguồn điện gặp sự cố.

– Lựa chọn bộ lưu điện ups offline và bộ lưu điện ups online: tùy vào mục đích sử dụng. Bộ lưu điện ups offline phù hợp với dùng máy tính văn phòng, các công việc đơn giản tại nhà. Bộ lưu điện ups online phù hợp với máy tính là nơi lưu trữ thông tin, máy chủ.

– Một số bộ lưu điện thông dụng như sau: UPS Hyundai HD1000VA (1KVA/600W) có kích thước nhỏ, gọn thích hợp với các máy tính để bàn, thuộc loại ups offline, UPS Santak Blazer 1000E (1KVA/600W) công suất lớn, có chế độ chỉnh lưu giúp điều chỉnh nguồn điện,…

Hy vọng qua bài viết này có thể cung cấp những thông tin bổ ích về cách sử dụng bộ lưu điện cho máy tính, nếu có thắc mắc về cách sử dụng hoặc giá thành của sản phẩm. Vui lòng liên hệ với chúng tôi, công ty Thành Công chuyên cung cấp các sản phẩm, linh kiện điện tử.

Hướng dẫn cách sử dụng bộ lưu điện cho máy tính
5 (100%) 2 votes

Bạn Có Thể Thích :