Cấu tạo của bộ lưu điện UPS và cách lựa chọn bộ lưu điện phù hợp với nhu cầu

Bộ lưu điện UPS là gì? Cấu tạo của bộ lưu điện UPS như thế nào? Lựa chọn công suất và loại bộ lưu điện phù hợp? Đây là những thắc mắc chính của người tiêu dùng khi tìm mua bộ lưu điện. Cùng Thành Công tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Bộ lưu điện UPS là thiết bị điện quan trọng hiện nay
Bộ lưu điện UPS là thiết bị điện quan trọng hiện nay

Bộ lưu điện UPS là gì và cấu tạo?

Bộ lưu điện UPS là thiết bị đặc biệt có thể cung cấp điện năng tạm thời để duy trì sự hoạt động của thiết bị điện, khi gặp sử cố điện như: Mất điện, Sụt giảm điện áp…

Khác với các thiết bị có khả năng nạp và sử dụng năng lượng điện khác, bộ lưu điện có thể lưu trữ điện năng trong thời gian lâu, cung cấp cho hệ thống thiết bị giống như điện năng của lưới điện.

Trên thị trường hiện nay có nhiều sản phẩm bộ lưu điện, với cấu tạo, thiết kế và các đặc tính khác nhau. Tuy nhiên, cấu tạo cơ bản của bộ lưu điện gồm 2 bộ phận chính là ac quy lưu trữ điện và bộ chuyển dòng điện 1 chiều sang xoay chiều.

Khi nguồn điện mạng lưới bị ngắt hay sự cố, bộ lưu điện sẽ lấy năng lượng điện từ ac quy ở dạng 1 chiều, qua bộ biến đổi sang dòng xoay chiều thích hợp. Bởi thế, các thiết bị điện vẫn có thể hoạt động ổn định, bình thường khi mất điện.

Phân chia theo cấu tạo, bộ lưu điện UPS được chia thành 2 dòng là dòng tịnh chỉ và dòng động lực.

Bộ lưu điện UPS tịnh chỉ

UPS tịnh chỉ có cấu tạo gồm các bộ phận

– Bình ac quy.

– Mạch nạp điện hoặc mạch chỉnh lưu.

– Bộ biến đổi.

– Công tắc đường rẽ bảo vệ.

– Mạch biến áp cách li phối hợp.

– Công tắc chuyển đổi dạng tịnh chỉ.

Bộ lưu điện UPS động lực phổ biến hơn trên thị trường
Bộ lưu điện UPS động lực phổ biến hơn trên thị trường

Bộ lưu điện UPS động lực

UPS động lực hiện nay rất đa dạng chủng loại sản phẩm, nhưng đều có đặc điểm chung là sử dụng linh kiện động lực. Ví dụ như bánh đà hoặc bộ phận giống bánh đà để chuyển đổi nguồn điện, cung cấp cho hệ thống.

Dòng UPS này cũng bao gồm 2 dạng là UPS toàn động lực và UPS hỗn hợp.

UPS toàn động lực gồm các bộ phận:

– Bộ ly hợp

– Máy đồng bộ (tổ máy phát điện mô tơ).

– Động cơ

– Công tắc đường rẽ bảo vệ.

– Thiết bị dự trữ năng lượng.

UPS động lực hỗn hợp bao gồm các bộ phận:

– Động cơ điện.

– Bình ac quy.

– Máy nạp điện hoặc bộ biến đổi.

– Thiết bị dự trữ năng lượng.

– Công tắc đường rẽ bảo vệ.

Bộ lưu điện Inverter và UPS có gì khác nhau?

Bộ kích điện Inverter cũng có chức năng tương tự như bộ lưu điện UPS, tuy nhiên cấu tạo và đặc điểm khác nhau. Inverter còn có nhiều tên gọi khác như máy đổi điện, máy kích điện hay bộ lưu điện Ac quy ngoài.

Nhiệm vụ, chức năng

Bộ kích điện Inverter có 2 nhiệm vụ chính là:

Tích trữ năng lượng bằng cách sạc điện vào acquy

Mỗi máy kích điện đều có ac quy đi kèm để hoạt động, ac quy có thể có 12 VDC hoặc 24, 48, 96 VDC tùy vào từng dòng máy.

Biến đổi điện năng thành dòng xoay chiều

Tất cả các thiết bị điện đều sử dụng dòng điện xoay chiều, tại Việt Nam dòng tiêu chuẩn là 220 V, 50 Hz. Do đó, giống như bộ lưu điện UPS, bộ kích điện Inverter cũng cần chuyển đổi điện năng Acquy 1 chiều thành xoay chiều. Inverter sử dụng công nghệ Inverter, được điều khiển bởi hệ vi xử lý thông minh để thực hiện nhiêm vụ này, thông qua thiết bị bán dẫn công suất.

Bộ lưu điện Inverter cũng có chức năng tương tự UPS
Bộ lưu điện Inverter cũng có chức năng tương tự UPS

Chức năng chính của cả bộ lưu điện Inverter và UPS đều giống nhau, là cung cấp nguồn điện dự phòng cho hệ thống thiết bị điện. Điểm khác nhau lớn nhất giữa 2 thiết bị là thời gian chuyển đổi điện từ nguồn cung cấp chính sang nguồn pin, còn gọi là thời gian chuyển mạch. Thời gian chuyển mạch của UPS gần như là tức thời, còn Inverter mất khá nhiều thời gian.

Mục đích sử dụng

Trong thực tế, bộ lưu điện UPS được dùng phổ biến hơn cả cho máy tính và hệ thống máy tính, vai trò như nguồn cấp điện liên tục, để sao lưu dữ liệu. Còn Inverter là giải pháp dự phòng năng lượng chủ yếu sử dụng cho ngôi nhà. Lí do không sử dụng bộ kích điện Inverter cho máy tính là thời gian chuyển mạch kéo dài, khiến máy tính bị ngắt và việc sao lưu dữ liệu sẽ không còn thực hiện được nữa.

Thời gian lưu điện

Về thời gian lưu điện thì bộ kích điện Inverter tối ưu hơn so với bộ lưu điện UPS. Hầu hết các dòng UPS hiện nay chỉ đủ cung cấp nguồn điện năng dự phòng từ 10 – 30 phút, đảm bảo máy tính và các thiết bị điện đủ năng lượng trong thời gian nhỏ, sao lưu dữ liệu cần thiết. Ngược lại, bộ Inverter có khả năng lưu trữ điện năng lớn hơn, trong thời gian dài hơn.

Nên chọn bộ lưu điện UPS công nghiệp công suất bao nhiêu?

Bộ lưu điện UPS cũng được sử dụng trong công nghiệp để đảm bảo sự hoạt động liên tục của hệ thống thiết bị điện. Tùy theo quy mô nhà máy sản xuất mà bạn lựa chọn công suất bộ lưu điện phù hợp. Các dòng bộ lưu điện công suất lớn hiện nay thường là 10 kVA, 100 kVA…

Hệ thống lưu điện UPS trong công nghiệp
Hệ thống lưu điện UPS trong công nghiệp

Tuy nhiên, hầu hết hệ thống lưu điện trong công nghiệp đều cần sử dụng lắp ghép hệ thống bộ lưu điện, đảm bảo công suất lớn cho thời gian cần thiết như yêu cầu. Do đó, bạn cần tính toán lượng điện năng tiêu thụ, thời gian lưu điện mong muốn và từ đó thiết kế hệ thống lưu điện công nghiệp phù hợp.

Như vậy, Thành Công đã tổng hợp về Cấu tạo của bộ lưu điện UPS và những điều cần biết khi mua bộ lưu điện UPS. Công ty Thành Công chuyên cung cấp, phân phối bộ lưu điện UPS chính hãng, xuất xứ Thổ Nhĩ Kì, đảm bảo hoạt động bền bỉ, ổn định. Nếu cần tư vấn thêm về bộ lưu điện UPS, hãy liên hệ với Thành Công bạn nhé.

Thông tin liên hệ:
Công ty TNHH Phát triển Thương mại và Kỹ thuật Thành Công.

Địa chỉ: LK723 – DV16 – Tổ 19 – Kiến Hưng, Hà Đông, Hà Nội.

Hotline: 0986631110 / 0242.263.8181

Email: info@tcelectric.com.vn.

 

Cấu tạo của bộ lưu điện UPS và cách lựa chọn bộ lưu điện phù hợp với nhu cầu
5 (100%) 1 vote

Bạn Có Thể Thích :